Núi Nghìn (Thiên Nhẫn)

Bài viết của Bùi Hoàng Đào, ảnh của Hoàng Việt Hùng
Dãy Thiên Nhẫn - Chụp từ đồi Quần Hội
Cứ mỗi độ xuân về nhất là vào tiết thanh minh đất trông sáng du khách có thể đứng ở bờ Nam bến nước Tam Soa hoặc km số 0 của Đê La Giang phóng tầm mắt về hướng Tây Bắc sẽ thấy một dãy núi trùng điệp như muôn ngàn con Chiến Mã đang phi nước đại về  phương nam có dãy núi Thiên Nhẫn .         
Ngày xưa các tao nhân, mặc khách mỗi lần về thăm núi Thiên Nhẫn, trước vẻ đẹp của núi, của sông ai cũng tò mò muốn lý giải vì sao cổ nhân lại đặt tên cho dãy núi này hai chữ “Thiên Nhẫn”. Người thì cho hai chữ Thiên Nhẫn xuất phát từ độ cao của núi hơn nghìn thước. Người thì dựa vào thế núi điệp trùng đứng xa trông giống như một hình lưỡi cưa muốn cưa đôi bầu trời nên gọi là Thiên Nhẫn. Nhân dân các xã ven chân núi như xã Nam Kim (Nam Đàn), xã Trường Sơn, Tùng ảnh (Đức Thọ ), xã Sơn tân (Hương Sơn) dựa vào truyền thuyết núi có 999 đỉnh mà đặt tên cho núi là “Rú Nghìn” tức Thiên Nhẫn. Theo các tài liệu khoa học, dãy núi Thiên Nhẫn được hình thành vào khoảng Đại Tân Sinh cùng một lúc với đới Hoành Sơn và Trà Sơn. Núi trải dài trên địa phận 4 huyện thuộc 2 tĩnh Nghệ An, Hà Tĩnh bao gồm: Thanh Chương, Nam đàn, Đức Thọ và Hương Sơn . 
Núi khởi đầu từ làng Bích Triều (huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An) chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và kết thúc ở chân núi chùa (còn gọi là cụm núi Việt Sơn) cao hơn 50m đứng ở sát bến nước Tam Soa, ba phía là ba ngôi làng nỗi tiếng nhất vùng Tùng Lĩnh – La Giang  đó là làng  Đậu Xá và Tân Sơn huỵên Hương Sơn ở phía Tây Bắc, làng Vĩnh Khánh xã Trường Sơn ở phía Đông và làng Tùng ảnh (còn gọi là Việt yên Hạ) thuộc huyện Đức Thọ ở phía Đông Nam. Tương truyền trong số hàng nghìn đỉnh núi có độ dài bình quân từ 150 – 200mét, vọt lên ba đỉnh núi cao nhất mà nhân dân địa phương gọi là “Tam Thai”gồm đỉnh Động Bút cao 240mét, đỉnh Động Trọ Voi cao 253 mét và đỉnh động Thiên Nhẫn cao 254 mét, trong ba đỉnh nói trên thì đỉnh Động TrọVoi là ngọn động chủ có địa hình khá hiểm trở phía Đông và Đông Nam có bờ đá dựng đứng hơn 20m khe nước trong lòng núi chảy qua bờ đá tạo nên một thác nước tuyệt đẹp như một tấm lụa bạch .Ngoài ra núi Thiên Nhẫn còn có nhiều địa danh đẹp nỗi tiếng như khe Tằm chảy từ ngọn Việt Sơn nước trong mát quanh năm nhân dân địa phương quen gọi là khe Tây vì người Pháp ngày xưa đóng đồn mãi ở tận núi Thành Nghệ An, vẫn cho người đến lấy nước về để uống. Đặc biệt là do núi Thiên Nhẫn điệp trùng như bức tường thành cho nên cha ông ta ngày xưa đều lấy núi Thiên Nhẫn làm căn cứ chống giặc ngoại xâm. Một lần đứng trước thế hiểm của núi của sông học giả Bùi Dương Lịch đã có bài thơ vịnh xin tạm dịch như sau:                                     
Đất nối ba sông hiểm
Núi như muôn ngựa phi
Chương – Hương chia  hai ngã
Lam - Phố hợp ba chi
Hoan - Đức khoe hùng trấn
Trà – Cao vững biên thủy
Việc bình ngô thuở ấy
Cơ nghiệp dựng từ đây.
Theo sách: “Khởi nghĩa Lam Sơn” do giáo sư Phan Huy Lê biên soạn và cuốn “Lịch sử Nghệ Tĩnh Tập1” xuất bản năm 1984 có đọan  ghi : “Năm 1424 theo kế hoạch của tướng Nguyễn Chích, Bình Định Vương. Lê Lợi cùng toàn bộ nghĩa quân Lam Sơn đã rời căn cứ cũ tại miền rừng núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa vào giải phóng 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh để làm nơi đứng chân nhằm xây dựng lực lượng, tích trữ lương thảo, luyện tập quân sỹ chờ thời cơ mở cuộc tiến công giải phóng đất nước. Trong chiến dịch này sau chiến thắng tại miền Trà Lân diệt gần 3.000 tên giặc Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đã hành quân thần tốc về xây dựng căn cứ tại động Liên Hoa (tức xã Sơn Phúc - huỵên Hương Sơn ngày nay), tiếp theo tháng 2 năm 1425  Lê Lợi cho xây dựng thành Lục Niên ở sườn Bắc Ngọn Trọ Voi trên núi Thiên Nhẫn dời đại bản doanh về đó để tiện cho việc chỉ huy nghĩa quân vây hãm và tiêu diệt toàn bộ quân Minh ở thành Nghệ An mở đầu cho thời kỳ tiến công quy mô lớn giải phóng hoàn toàn bờ cõi   
Trong 3 thế kỷ 17 -18 và 19 Thiên Nhẫn còn được các danh sỹ đương thời vì chán thế sự nhiễu nhương chọn làm nơi mai danh ẩn tích mà tiêu biểu trong số đó là La Sơn phu Tử Nguyễn Thiếp. Ngay từ khi còn giữ chức huấn đạo tại Anh Đô (huỵên Anh Sơn tỉnh Nghệ An ngày nay) Nguyễn Thiếp đã cho xây dựng sơn trại tại sườn phía Bắc ngọn núi có tên là Bùi Phong Chính. Cho đến năm 1759 hoàn thành, ông liền xin từ quan rồi đưa vợ con, gia quyến lên sống cảnh thanh bần nhưng lạc đạo trên núi Thiên Nhẫn. Nguyễn Thiếp còn cho xây dựng “Vọng Vân Đình” trước cửa sơn trại để ngắm mây trời và cảnh đẹp thiên nhiên sông nước.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước để tránh con mắt xoi mói của máy bay Mỹ quân và dân ta đã xây dựng tuyến đường 15A (còn gọi là đường mòn Hồ Chí  Minh) dọc theo chân núi Thiên  Nhẫn và suốt trong 8 năm chống chiến tranh phá hoại giặc Mỹ đường 15A trở thành một huyết mạch giao thông quan trọng ngày đêm rầm rập xe và người ra mặt trận.      
Ngày nay được hỗ trợ nguồn vốn của Tỉnh và TW, huyện Đức Thọ đang triển khai xây dựng nhiều công trình giao thông quan trọng như: nhựa hóa đường QL 15A, đường  Thị Trấn – Liên Minh – Tùng Châu và trùng tu một số di tích lịch sử nhằm biến núi Thiên Nhẫn - Bến Tam Soa thành một khu kinh tế du lịch trong tương lai./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Phút Tưởng Niệm Các Anh Hùng Liệt Sỹ


Tin Nóng An Ninh Hình Sự

Thông Tin Giải Trí Ấn Tượng

Cười Xả Láng