(Xứ Nghệ) - Bạn đồng nghiệp ví sự nguy hiểm của hầm vàng tặc ở bản Tam Hương (xã Tam Quang, Tương Dương, Nghệ An) bằng câu nói "nổi da gà": "Không chừng bài báo chưa lên thì hầm vàng đã sập vùi gấp gần 40 người". Lia mắt nhìn mới thấy hầm giống như "mộ sống" bên dòng Lam thơ mộng…
Từ lâu, sông Lam đã ăn sâu vào tiềm thức người dân Nghệ Tĩnh như máu thịt. Nó là không gian văn hóa, là một phần cốt cách, tinh thần của nhiều tộc người... Thế nhưng, không ít người đang ngày đêm hủy hoại dòng sông này. PV ngược lên thượng nguồn, đi sâu vào lòng dòng Lam mới thấy nó đang rỉ máu, chết mòn từng ngày
Đột nhập…
Mượn bộ đồ "phủi" của dân làm mỏ ở thị trấn Hòa Bình (Tương Dương), chúng tôi hóa thân thành "tay săn mỏ". Trên chiếc xe máy lọc tọc, chúng tôi tiếp cận hiện trường. Xe dừng trên đường, qua lớp cây bụi, chúng tôi thấy rõ những chiếc lán, chiếc võng và nghe tiếng máy móc nổ vang rền. Xe dừng hẳn, chúng tôi tấp xe vào bụi cây rồi lấy lá "ngụy trang".
Đột nhập…
Mượn bộ đồ "phủi" của dân làm mỏ ở thị trấn Hòa Bình (Tương Dương), chúng tôi hóa thân thành "tay săn mỏ". Trên chiếc xe máy lọc tọc, chúng tôi tiếp cận hiện trường. Xe dừng trên đường, qua lớp cây bụi, chúng tôi thấy rõ những chiếc lán, chiếc võng và nghe tiếng máy móc nổ vang rền. Xe dừng hẳn, chúng tôi tấp xe vào bụi cây rồi lấy lá "ngụy trang".
![]() |
“Mộ sống” với hàng chục người moi vàng phía dưới |
Để có thể lấy được hình ảnh chân thực từ hầm vàng, chúng tôi đã quyết định "vào hang". Chỉnh lại "đồ nghề", máy ảnh đeo trước ngực, mũ cối đội trên đầu, tôi và đồng nghiệp vững bước tiến về phía hầm vàng.
Đường đất mới mưa khiến cho đất nhão. Mỗi bước chân trở nên khó nhọc và có chút bất an; Trước mặt là ngổn ngang đất và hố sâu; Phía trên bờ là những chiếc lán lợp bạt và những chiếc võng mắc vội; Ba bốn người đứng ngồi rải rác xung quanh một hố sâu... Cậu thanh niên ở trần thấy chúng tôi nên đã tiến lại gần nhìn. Bấy giờ những người khác cũng dừng tay lia mắt nhìn theo! "Có chỗ nào làm được không. Kiếm mãi mà không có", bạn đồng nghiệp nói bằng giọng của "tay săn mỏ".
Cậu thanh niên chẳng nói gì chăm chú nhìn vào chiếc máy ảnh đeo ở cổ. Chỉ đến khi tôi mạnh dạn đưa máy ra chụp và nói: "Chụp về khảo sát xem" thì hắn ta mới ngồi xuống, khuôn mặt như dãn ra dễ chịu.
"Mộ sống"!
Trước mắt chúng tôi là cảnh tượng gai người. Hầm vàng tựa như một chiếc phễu dùng để rót rượu nhưng đã không còn nguyên vẹn. Chỉ khác phễu thì bằng nhựa hoặc nhôm còn ở đây là đất. Hoặc trong phễu là rượu thì đây lại là người. Hầm nham nhở bởi đất. Quan sát thì những con số đưa ra cũng thấy được mức độ nguy hiểm đến chừng nào: Hầm có chiều sâu trên dưới 20m, dưới đáy chừng hơn gần 100m2.
Không rõ có chính xác không nhưng đứng từ trên nhìn xuống thì con người trở nên nhỏ nhoi và nếu xếp dãy thì chừng 10 người đứng dàn thành hàng ngang cũng chiếm được 2/3 một một cạnh của hầm. Dưới hầm có chừng 40 người đang lầm lũi đào bới. Thấy khách lạ giơ chiếc máy ảnh, hàng chục con người dừng tay trong giây lát rồi lại cần mẫn làm việc.
Cái cách làm việc của những người này cũng lạ. Giữa hầm là chiếc máy nổ và "vòi rồng". "Vòi rồng" xối xả nước vào chân hầm xong nó lại hút đất và nước lên một chiếc sàng để lắng vàng; bên cạnh là hàng chục người khác dùng chiếc nạo sắt nhỏ khoét vào chân hầm lấy từng ít đất. Với cách làm việc này, hầm sập bất cứ lúc nào vì người ta đang khoét vào chân nó.
Đất được người dân đổ vào gùi sau đó cõng leo lên đem ra sông Lam đãi lấy vàng. "Họ đem ra sông đãi đấy. Cũng không ăn thua gì. Ở đây phần lớn là dân bản địa đi mót. Thú thật lúc ở dưới cũng sợ lắm. Lỡ có sập là toi. Nhưng ai thì lo người đó", cậu thanh niên mở lời. Được biết cậu là Seo Văn Phườn (25 tuổi) ở bản Hưng Bèn (xã Bò Nam, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) mới xuống Tam Hương làm được mấy mươi ngày.
Đứng bên miệng hầm, Phườn vô tình dẫm phải lớp đất mới. Đất rơi xuống hầm càng lúc càng tả ra mỏng manh đủ để thấy hầm sâu đến nhường nào...
"Mộ sống"!
![]() |
Seo Văn Phườn: “Xuống hầm sợ nhưng vẫn làm thôi” |
Không rõ có chính xác không nhưng đứng từ trên nhìn xuống thì con người trở nên nhỏ nhoi và nếu xếp dãy thì chừng 10 người đứng dàn thành hàng ngang cũng chiếm được 2/3 một một cạnh của hầm. Dưới hầm có chừng 40 người đang lầm lũi đào bới. Thấy khách lạ giơ chiếc máy ảnh, hàng chục con người dừng tay trong giây lát rồi lại cần mẫn làm việc.
Cái cách làm việc của những người này cũng lạ. Giữa hầm là chiếc máy nổ và "vòi rồng". "Vòi rồng" xối xả nước vào chân hầm xong nó lại hút đất và nước lên một chiếc sàng để lắng vàng; bên cạnh là hàng chục người khác dùng chiếc nạo sắt nhỏ khoét vào chân hầm lấy từng ít đất. Với cách làm việc này, hầm sập bất cứ lúc nào vì người ta đang khoét vào chân nó.
Đất được người dân đổ vào gùi sau đó cõng leo lên đem ra sông Lam đãi lấy vàng. "Họ đem ra sông đãi đấy. Cũng không ăn thua gì. Ở đây phần lớn là dân bản địa đi mót. Thú thật lúc ở dưới cũng sợ lắm. Lỡ có sập là toi. Nhưng ai thì lo người đó", cậu thanh niên mở lời. Được biết cậu là Seo Văn Phườn (25 tuổi) ở bản Hưng Bèn (xã Bò Nam, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) mới xuống Tam Hương làm được mấy mươi ngày.
Đứng bên miệng hầm, Phườn vô tình dẫm phải lớp đất mới. Đất rơi xuống hầm càng lúc càng tả ra mỏng manh đủ để thấy hầm sâu đến nhường nào...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét