Mục lục

Trang
A. Mở đầu 6
B. Nội dung 17
Chương I. Thanh Chương - Vùng đất an cư và phát triển của dòng họ Nguyễn Sỹ

1.1 Thanh Chương vùng đất con người 17
1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 17
1.1.2 Truyền thống văn hoá, lịch sử 19
1.1.3 Một số dòng họ lớn ở Thanh Chương 21
1.2 Dòng họ Nguyễn Sỹ định cư ở Thanh Chương 24
1.2.1 Nguyên nhân cuộc di cư 31
1.2.2 Sự phát triển của dòng họ Nguyễn Sỹ ở Thanh Chương từ thế kỷ XVI đến nay
33
Chương II. Những đóng góp của dòng họ Nguyễn Sỹ trong lịch sử dân tộc
2.1 Thời trung đại 41
2.1.1 Thời Lê Trung Hưng 41
2.1.2 Thời Tây Sơn 42
2.2 Thời cận đại và hiện đại 45
2.2.1 Cuối thế kỷ XIX 45
2.2.2 Đầu thế kỷ XX 46
2.2.3 Từ 1930 đến 1945 56
2.2.4 Từ 1945 đến 1975 67
2.2.5 Từ 1975 đến nay 68
Chương III. Gia phong và truyền thống dòng họ Nguyễn Sỹ Thanh Lương
3.1 Gia phong của dòng họ Nguyễn Sỹ ở Thanh Lương, Thanh Chương, Nghệ An 71
3.1.1 Gia phong xứ Nghệ 71
3.1.2 Gia phong dòng họ Nguyễn Sỹ 76
3.2 Truyền thống văn hoá 84
3.2.1 Truyền thống khoa bảng 84
3.2.2 Nghề truyền thống 88
3.2.3 Từ đường, văn bia, lăng mộ 93
C. Kết luận 112
Tài liệu tham khảo 118
Phụ lục















A. mở đầu

1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam tồn đọng lâu dài cơ bản là ở văn hóa làng x• và văn hóa dòng họ. Trong mỗi làng cũng có ít nhất dăm ba và nhiều là vài ba chục dòng họ. Dòng họ cũng là một môi trường văn hóa gìn giữ những phong tục, cúng tế, lễ hội… mang đậm những dấu ấn riêng của người Việt Nam.
Văn hóa Việt Nam tạo nên tính cách Việt, tâm hồn Việt do vậy Đảng và nhà nước ta luôn xem văn hóa là một mặt trận quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Vì vậy, việc nghiên cứu dòng họ có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn, tôn vinh, phát huy và giáo dục các truyền thống tốt đẹp của dòng họ để động viên các thành viên trong dòng họ tích cực xây dựng x• hội mới dưới sự l•nh đạo của Đảng vững vàng tiến bước trong thế kỷ XXI.
1.2. Dòng họ là một thực thể x• hội mang tính phổ quát của loài người. Nó hình thành trên cơ sở huyết thống của một quần thể người nhất định thể hiện qua ý niệm về một dòng dõi chung. Hơn nữa như đ• nói trên dòng họ còn là một môi trường văn hóa mang tính đặc thù. Gia phong - Truyền thống của dòng họ đ• trở thành một nhân tố văn hóa, hạt nhân cơ bản góp phần tạo nên truyền thống văn hóa làng x•, truyền thống địa phương và dân tộc.
ở nước ta từng tồn tại các dòng họ văn hiến với các nhân vật kiệt xuất đ• mang lại vinh quang cho cả gia tộc, dòng họ và cả quốc gia. Do vậy, dòng họ và văn hóa dòng họ còn đồng nghĩa với sự đa dạng văn hóa, bản sắc văn hóa, một nhân tố động lực thúc đẩy sự phát triển văn hóa và x• hội Việt Nam.
1.3. Hiện nay một xu hướng tìm về nguồn cội đang phát triển ngày càng mạnh mẽ và đi vào chiều sâu. Trong các dòng họ ở thành thị và nông thôn, người ta chắp nối gia phả, trùng tu từ đường, quy tập nghĩa trang… Từ đó đ• khơi dậy truyền thống dân tộc, gia phong dòng họ thể hiện lòng thành kính biết ơn đối với tổ tiên. Do đó việc nghiên cứu một cách khoa học lịch sử văn hóa dòng họ góp phần "gợn đục khơi trong" củng có khối đại đoàn kết dân tộc.
1.4. Nghệ An, một tỉnh ở phía Bắc Trung Bộ, địa bàn rộng, dân số đông. Là “đất cổ nước non nhà”: từng là “phên dậu”, “biên trấn” của tổ quốc, với truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động, anh hùng, bất khuất trong chiến đấu, nhân dân Xứ Nghệ đ• cùng nhân dân cả nước viết nên những trang sử vẻ vang; để lại một gia tài văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng, mang rõ sắc thái địa phương trong bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
ở Nghệ An có nhiều dòng họ nổi tiếng như họ Hồ (Quỳnh Lưu), họ Đặng (Thanh Chương), họ Nguyễn Cảnh (Đô Lương), họ Cao (Diễn Châu)… Theo tài liệu “Dân cư và x• hội Nghệ An” công bố năm 1990 ở Nghệ An có 341 họ kể cả những họ của các dân tộc thiểu số ở miền núi.
Đất nước đang chuyển mình đi lên, việc khai thác văn hóa dòng họ, làm sống lại văn hóa các gia tộc trong di sản văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam để góp phần thực hiện chiến lược con người trong thế kỷ XXI, mấu chốt là làm cho nước ta, trong đó có Nghệ An phồn vinh, trở thành một con rồng, sánh vai cùng các cường quốc năm châu trên thế giới.
1.5. Dòng họ Nguyễn Sỹ ở Thanh Lương - Thanh Chương - Nghệ An có nguồn gốc tổ tiên là cụ Nguyễn Sỹ Tích quê ở làng Thọ Hạc - huyện Đông Sơn - tỉnh Thanh Hóa di cư đến tổng Xuân Lâm (Thanh Chương - Nghệ An) vào thế kỷ XVI trong thời kỳ Lê - Mạc, Trịnh - Nguyễn phân tranh. Đến nay với lịch sử hơn 400 năm đ• có 15 thế hệ, con cháu của dòng họ Nguyễn Sỹ đ• có mặt ở nhiều tỉnh thành trong cả nước nhưng tập trung nhất là ở Nghệ An phân bố ở các huyện Thanh Chương, Đô Lương, Anh Sơn, Thành phố Vinh…
Ngày 20 tháng 5 năm 1997 và ngày 28 tháng 5 năm 1998, Bộ Văn hóa và Thông tin đ• ra quyết định công nhận nhà thờ họ Nguyễn Sỹ và nhà thờ Nguyễn Sỹ Sách (nhà thờ Can Cụ) ở làng Tú Viên, x• Thanh Lương, huyện Thanh Chương - tỉnh Nghệ An là hai di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Đó không chỉ là vinh dự lớn lao của con cháu dòng dõi họ Nguyễn Sỹ mà còn là niềm tự hào chung của nhân dân Thanh Chương, nhân dân Nghệ An.
Nghiên cứu về dòng họ Nguyễn Sỹ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về gia tộc, cộng đồng, về mối quan hệ giữa các dòng họ. Từ đó duy trì, phát huy khối đoàn kết tạo nên sức mạnh tinh thần và vật chất to lớn để đóng góp xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Cũng từ đó mà giữ vững gia phong phát huy truyền thống tốt đẹp, đồng thời làm sáng ngời văn hóa gia tộc trong di sản văn hóa dân tộc, góp phần hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta hiên ngang sánh vai với các cường quốc năm châu như mong muốn của Bác Hồ.
Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Lịch sử - văn hoá dòng họ Nguyễn Sỹ ở Thanh Lương - Thanh Chương - Nghệ An (từ thế kỷ XVI đến nay)” làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình.

2. Lịch sử vấn đề.
Nghiên cứu về dòng họ là một đề tài hấp dẫn, lý thú bởi dòng họ là một trong những thành tố tạo nên văn hóa làng x•, tiến trình phát triển của dòng họ cũng gắn liền với lịch sử dân tộc. Vì vậy, việc tìm hiểu nghiên cứu về gốc tích dòng họ, lịch sử làng x• vừa nhằm mục đích bảo tồn phát huy truyền thống văn hóa dòng họ vừa để giao lưu văn hóa, phục vụ sự nghiệp cách mạng xây dựng tổ quốc Việt Nam x• hội chủ nghĩa. Do đó, hiện nay nghiên cứu về dòng họ là một đề tài thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu.
Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, hiện nay ở một số địa phương đ• tổ chức một số cuộc hội thảo về lịch sử dòng họ với những nhân vật nổi tiếng - những người con ưu tú của dòng họ. Năm 2005, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Sỹ Sách, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh phối hợp với Bảo tàng Cách mạng Việt Nam cũng đ• tổ chức một cuộc hội thảo mang tựa đề: “Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Nguyễn Sỹ Sách”.
Đối với dòng họ Nguyễn Sỹ ở Nghệ An nói chung và vùng đất Thanh Chương nói riêng cũng đ• có một số tác giả, tài liệu đề cập đến nhưng chủ yếu là viết về địa lý tự nhiên con người vùng tổng Xuân Lâm (Thanh Chương) hoặc là những tài liệu nói về cá nhân người chiến sỹ cộng sản Nguyễn Sỹ Sách chứ chưa có một tác phẩm nào nghiên cứu cụ thể về lịch sử dòng họ Nguyễn Sỹ ở Nghệ An. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài chúng tôi có tiếp cận được một số tài liệu có liên quan, tiêu biểu là các tài liệu sau đây:
Hoàng giáp Bùi Dương Lịch trong tác phẩm “Nghệ An ký” đ• khái quát về tự nhiên, thổ nhưỡng, khí chất con người Xứ Nghệ và có đề cập đến mảnh đất Thanh Giang (tên cũ của Thanh Chương có từ thời Lê Sơ, đến năm 1729 chúa Trịnh Giang kiêng húy nên đổi thành Thanh Chương).
Trong “An Tĩnh cổ lục” (Levieux An - Tinh) tác giả Hippolyte Le Breton cũng đ• có lần nói đến Tổng Xuân Lâm, Thanh Chương, Nghệ An nơi mà dòng họ Nguyễn Sỹ đ• chọn làm nơi sinh cơ lập nghiệp. Ngoài ra, tác giả cũng đ• đi sâu vào các xứ khác như xứ Diễn Châu, xứ Vinh… nơi mà ngày nay một số chi họ Nguyễn Sỹ đ• phát triển đến.
Tác giả Đào Tam Tĩnh trong “Khoa bảng Nghệ An” do Sở VHTT Nghệ An ấn hành năm 2000 cũng có nói đến các nhà khoa bảng họ Nguyễn Sỹ như Nguyễn Sỹ Khâm, Nguyễn Sỹ Xuân, Nguyễn Sỹ Lạng, Nguyễn Sỹ Giản… và nhất là Phó bảng Nguyễn Sỹ ấn (1844). Tổng cộng sách đ• đề cập đến 12 vị khoa bảng của dòng họ Nguyễn Sỹ Thanh Chương.
Trong “Thanh Chương đất và người” của Trần Kim Đôn, Trần Duy Ngo•n, Nguyễn Phương Thoan, Nguyễn Minh Châu đ• tái hiện lại những dấu ấn lịch sử của mảnh đất con người Thanh Chương. Sách còn nói đến làng Tú Viên một làng có truyền thống cách mạng và đặc biệt là cá nhân đồng chí Nguyễn Sỹ Sách.
Trong “Những người cộng sản trên quê hương Nghệ Tĩnh” tập I do Ban nghiên cứu lịch sử Đảng, Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh xuất bản năm 1978 đ• nói về tiểu sử và sự nghiệp cách mạng của chí sỹ Nguyễn Sỹ Sách.
Ngoài những tác phẩm đ• xuất bản, liên quan đến đề tài chúng tôi nghiên cứu còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo mà chúng tôi đ• tiếp cận được như:
- Bài “Vài nét về văn hóa dòng họ Nguyễn Sỹ ở Nghệ An” in trong cuốn “Văn hóa các dòng họ ở Nghệ An” do nhà xuất bản Nghệ An ấn hành năm 1997 của tác giả Nguyễn Sỹ Cẩn hậu duệ của dòng họ Nguyễn Sỹ - nguyên là giảng viên của trường Đại học Vinh đ• đặt vấn đề về mối liên hệ giữa dòng họ Nguyễn Sỹ với các danh nhân như Hàn Lâm Viện Thị Độc Sỹ Nguyễn Sỹ Cố sống ở thế kỷ XIII thời vua Trần Thánh Tông (1258 - 1278), rồi Hoàng Giáp Nguyễn Sỹ Nguyên làm quan Thượng Bảo Tự khanh lục cấp sự trung thời Lê Thánh Tông. Song vẫn chưa tìm ra bằng chứng khẳng định mối liên hệ dòng tộc giữa Nguyễn Sỹ Cố, Nguyễn Sỹ Nguyên với các chi họ Nguyễn Sỹ ở Nghệ An.
- Bài “Nguyễn Sỹ Xung - Vị tướng Tây Sơn sử chưa biết đến” của tác giả Huy Đức đăng trên báo Tuổi trẻ chủ nhật ngày 25 tháng 01 năm 1998 đ• nói rõ về lai lịch, sự nghiệp của Trung công tiết chế Nguyễn Sỹ Xung thế hệ thứ sáu của dòng họ Nguyễn Sỹ Thanh Lương.
- Bài “Nhà thờ họ Nguyễn Sỹ - Một di tích lịch sử cách mạng” của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Hoa đăng trên Báo Nghệ An số tháng 1 năm 1998 đ• giới thiệu và khảo tả về di tích nhà thờ họ Nguyễn Sỹ ở làng Tú Viên, x• Thanh Lương.
- Bài “Tình nghĩa gia đình Bác Hồ với một chi họ” của Hồ Văn Khuê đăng trên Báo Nhân Dân số 75 (tháng 7 năm 2003) đ• kể lại những kỷ niệm của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc cùng các con trong những lần ghé thăm người nhà Phó bảng Nguyễn Sỹ ấn ở tổng Xuân Lâm.
- Bài “Về những kỷ niệm của cụ Nguyễn Sinh Sắc tại làng Tú Viên” của ông Phan Xuân Thành đăng trên Báo Nghệ An ngày 14 tháng 5 năm 2000 cũng đ• thuật lại những chuyến lên thăm dòng tộc Nguyễn Sỹ của cụ thân sinh Hồ Chủ tịch.
- Bài “Nguyễn Sỹ Sách - Chiến sỹ cách mạng kiên cường, người con ưu tú của quê hương” của Giáo sư viện sỹ Nguyễn Duy Quý đ• ca ngợi phẩm chất kiên cường, bất khuất của đồng chí Kiếm Phong.
- Bài “Đồng chí Nguyễn Sỹ Sách những lần xuất dương hoạt động cách mạng trong thời kỳ chuẩn bị thành lập đảng cộng sản Việt Nam” của Tiến sỹ Nguyễn Thanh Tâm công tác tại tạp chí Lịch sử Đảng đ• khắc họa lại quá trình đấu tranh khó khăn gian khổ của đồng chí Nguyễn Sỹ Sách trong những lần hoạt động cách mạng ở nước ngoài.
- Bài “Tìm hiểu một số vấn đề về mối quan hệ dòng họ, gia đình và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Sỹ Sách” của tác giả Nguyễn Sỹ Lan hậu duệ thứ 9 dòng họ Nguyễn Sỹ đ• nêu lên những truyền thống tốt đẹp của dòng họ Nguyễn Sỹ Thanh Lương và tác động của Nguyễn Sỹ Sách đối với gia đình và dòng họ.
- Bài “Mối quan hệ của đồng chí Nguyễn Sỹ Sách với bạn bè, thầy trò, gia đình và đồng chí” của bà Trương Quế Phương Phó giám đốc Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh đ• nêu bật mối quan hệ gắn bó thủy chung của đồng chí Nguyễn Sỹ Sách đối với dòng tộc, bạn hữu…
- Bài “Tình cảm của cụ Nguyễn Sinh Sắc, cụ Phan Bội Châu đối với gia đình đồng chí Nguyễn Sỹ Sách” của Giám đốc Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh Phan Xuân Thành đ• gợi lại những tình cảm chân thành, mộc mạc, thân thiết giữa cụ Sắc, cụ Phan đối với gia đình Sỹ Sách.
- Bài “Trường tiểu học Pháp Việt, nơi khẳng định quyết tâm đi theo con đường cách mạng của Nguyễn Sỹ Sách” của Thạc sỹ Trần Quang Trung, Phó ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh đ• khái quát lại quá trình xây dựng và phát triển tổ chức của đồng chí Kiếm Phong ở trường tiểu học Pháp - Việt thị x• Hà Tĩnh.
- Bài “Báo Thân ái viết về sự hy sinh của đồng chí Nguyễn Sỹ Sách” của tác giả Triệu Văn Hiển - Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đ• kể lại quá trình những nhà cách mạng Việt Nam hoạt động ở Thái Lan đ• xuất bản Báo Thân ái để tập hợp lực lượng và tuyên truyền cách mạng trong Việt kiều ở Thái Lan nhất là trước sự hy sinh anh dũng của đồng chí Nguyễn Sỹ Sách.
- “Nguyễn Sỹ Sách cuộc đời và sự nghiệp cách mạng” Bài đề dẫn tọa đàm khoa học kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nguyễn Sỹ Sách đ• đề cập đến truyền thống quê hương, cuộc đời, sự nghiệp và việc gìn giữ, phát huy những giá trị về di sản văn hóa Nguyễn Sỹ Sách để lại.
- Bài “Mấy suy nghĩ bước đầu về việc tôn tạo phát huy giá trị di tích nhà thờ họ Nguyễn Sỹ và nhà thờ Nguyễn Sỹ Sách” của ông Phan Văn Hùng đ• đưa ra những phương án nhằm giáo dục truyền thống và phát huy tác dụng di tích quan trọng này.
- Tổng kết tọa đàm khoa học “Nguyễn Sỹ Sách cuộc đời và sự nghiệp cách mạng” của Tạ Thanh Hà đ• nói về quá trình chuyển hóa từ một tri thức yêu nước Nguyễn Sỹ Sách trở thành chiến sỹ cách mạng tích cực trong cuộc đấu tranh chống lại sự bất công, với khát vọng độc lập cho dân tộc, bình đẳng cho nhân dân và vai trò của đồng chí đối với phong trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh và Trung kỳ.
- Những tài liệu của mật thám Pháp về đồng chí Nguyễn Sỹ Sách hiện lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh đ• phản ánh những hoạt động trong nước, ở nước ngoài của A7255 (Bí số mật thám Pháp đặt cho Nguyễn Sỹ Sách) và kể cả khi đồng chí đ• ở trong nhà lao của thực dân Pháp.
- Bản án Viện cơ mật tuyên bố kết tội các Đảng viên Việt Nam Cách mạng Thanh niên Đảng của Tòa án Nam năm 1929 - Bản chép tay hiện lưu giữ tại thư viện Nghệ An (NA381). Trong bản án này đ• kết tội 45 người trong đó Nguyễn Sỹ Sách bị kết án khổ sai chung thân bị đày đi Lao Bảo và thu hồi thiêu hủy những bằng sắc mà triều đình đ• ban cho.
- Cuốn “Nghệ An những tấm gương cộng sản” của nhà xuất bản Nghệ An năm 1998 đ• dành gần 20 trang để viết về đồng chí Nguyễn Sỹ Sách.
- Phổ tộc họ Nguyễn Sỹ bản chữ Hán và bản quốc ngữ do giáo sư Hoàng Nghĩa Quán dịch năm 1996.
- Hồ sơ di tích nhà thờ họ Nguyễn Sỹ của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam và Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh lập năm 1996.

- Hồ sơ khảo cứu nhà thờ họ Nguyễn Sỹ của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam và Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh lập năm 1996.
- Tập bản vẽ di tích nhà thờ họ Nguyễn Sỹ lập tháng 12 năm 1996 của Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Nghệ An.
- Hồ sơ di tích nhà thờ Nguyễn Sỹ Sách của Sở Văn hóa Thông tin Nghệ An và Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh lập tháng 1 năm 1998.
Về cơ bản, những bài viết hồ sơ trên đều ít nhiều đề cập đến một số vấn đề về truyền thống của dòng họ Nguyễn Sỹ, đặc biệt là đóng góp của dòng tộc Nguyễn Sỹ trong thời kỳ trước và sau khi có Đảng. Nhìn chung, các bài viết đó còn mang tính khái quát, riêng lẻ hoặc chỉ tập trung vào một cá nhân (Nguyễn Sỹ Sách hậu duệ thứ 10) chứ chưa đi sâu nghiên cứu tổng thể quá trình phát triển dòng họ và những đóng góp của dòng họ Nguyễn Sỹ đối với tiến trình phát triển của cách mạng nước nhà.
Từ thực tế đó đ• thôi thúc chúng tôi đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện hơn về dòng họ Nguyễn Sỹ để góp phần giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc.

3. Phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ khoa học của đề tài.
3.1. Phạm vi nghiên cứu.
Dựa vào nguồn tư liệu hiện có và khả năng hạn chế của bản thân chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử dòng họ Nguyễn Sỹ trong phạm vi ở x• Thanh Lương - huyện Thanh Chương - tỉnh Nghệ An từ thế kỷ XVI đến nay (2005).
3.2. Nhiệm vụ khoa học.
- Khái quát các điều kiện tự nhiên - lịch sử của Nghệ An và các huyện Thanh Chương, Đô Lương, Anh Sơn và nhất là vùng đất thuộc tổng Xuân Lâm xưa.
- Tìm hiểu nguồn gốc họ Nguyễn Sỹ ở Thanh Lương, Thanh Chương, Nghệ An.
Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của dòng họ Nguyễn Sỹ ở Thanh Lương từ đầu thế kỷ XVI đến nay.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.
4.1. Nguồn tư liệu.
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đ• tham khảo và nghiên cứu các tài liệu sau đây:
4.1.1. Tài liệu gốc.
Chúng tôi tham khảo các bộ chính sử, gia phả dòng họ Nguyễn Sỹ ở Tú Viên Thanh Lương - Thanh Chương, gia phả các chi họ ở Anh Sơn, ở Đô Lương, ở Cát Ngạn (Thanh Chương), ở Hưng Dũng (Vinh)… các đạo dụ, sắc phong, văn bia, hoành phi, câu đối ở nhà thờ họ Nguyễn Sỹ, nhà thờ Can Cụ… sách Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên, Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Nam nhất thống chí, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Thanh Chương huyện chí (bản chữ hán của tri huyện Nguyễn Điển...)
4.1.2. Tài liệu nghiên cứu.
Các loại tài liệu nghiên cứu mà chúng tôi tham khảo được đó là các tài liệu nghiên cứu lịch sử, văn hóa cụ thể như Nghệ An ký của Bùi Dương Lịch, An Tĩnh cổ lục của Hippolyte Le Breton, Lê Quý Dật Sử bản dịch của Viện Hán nôm, Lịch sử Việt Nam của Đào Duy Anh, Thanh Chương đất và người của Trần Kim Đôn, Trần Duy Ngo•n…
4.1.3. Các tài liệu khác.
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các tài liệu khác như: Từ điển các nhân vật Lịch sử Việt Nam của Nguyễn Quyết Thắng và Nguyễn Bá Thế, Danh nhân Nghệ An của nhà xuất bản Nghệ An năm 1998, Việt Nam những sự kiện lịch sử của Viện sử học, Lịch sử văn hóa dòng họ Nguyễn Cảnh ở Nghệ An từ thế kỷ XV đến nay của Thạc sỹ Nguyễn Thị Xuân Hoa (luận văn tốt nghiệp năm 2000).
Chúng tôi còn khai thác các tài liệu kỷ yếu hội thảo khoa học, một số tài liệu chép tay, một số báo, tạp chí có liên quan như: Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Văn hóa các tỉnh Bắc Trung Bộ” năm 1997, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Văn hóa các dòng họ Nghệ An” in năm 1997, các bài tham luận tham dự hội thảo khoa học: “Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Nguyễn Sỹ Sách”. Đặc biệt chúng tôi tiếp cận được bản án của Viện cơ mật, Bản án của tòa án Nam bản chép tay do Phạm Mạnh Phan dịch hiện đang lưu tại thư viện Nghệ An. Một số bài của các tác giả trong cả nước đăng trên các Báo Nghệ An số tháng 1 năm 1996 và tháng 5 năm 2000, Báo Tuổi trẻ số ra ngày 25 tháng 1 năm 1998, Báo Nhân Dân số 75….
4.1.4. Tài liệu điền d•.
Để bổ sung tư liệu cho đề tài chúng tôi còn tìm hiểu, khảo cứu, đi thực tế tại nhà thờ họ Nguyễn Sỹ và nhà thờ Nguyễn Sỹ Sách ở Thanh Lương - Thanh Chương, nhà thờ họ Nguyễn Sỹ ở Liên Sơn, Đô Lương, nhà thờ họ Nguyễn Sỹ ở Hưng Dũng (Vinh), nhà văn bia dựng ở nhà thánh thôn Yên Dũng Thượng.
Đồng thời chúng tôi đ• gặp gỡ trao đổi với các cụ bô l•o của dòng họ Nguyễn Sỹ, tộc trưởng Nguyễn Sỹ Hội, cụ Nguyễn Sỹ Mại (Tú Viên - Thanh Lương), cụ Nguyễn Sỹ Lan (Hưng Bình - Vinh)…
4.2. Phương pháp nghiên cứu.
4.2.1. Sưu tầm tư liệu.
Để phục vụ cho việc thực hiện đề tài chúng tôi đ• sưu tầm tích lũy, sao chép tư liệu ở Thư viện Quốc gia, Viện Hán Nôm, Bảo tàng Quân Đội, Bảo tàng Cách mạng, Bảo tàng Tổng hợp Nghệ An, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh…
Sao chép hoành phi, câu đối, gia phả, sắc phong, đạo dụ ở nhà thờ Nguyễn Sỹ, rập chép bia ký ở Hưng Dũng, nghiên cứu thực địa tại các nhà thờ, lăng mộ ở Thanh Chương, Anh Sơn, Đô Lương, Vinh…
4.2.2. Xử lý tư liệu.
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đ• vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc trình bày quá trình hình thành, phát triển của dòng họ theo thời gian diễn biến của lịch sử. So sánh, đối chiếu bia ký, gia phải với chính sử, từ đó phân tích đánh giá nêu lên mối quan hệ chặt chẽ, tác động hai chiều với dòng họ Nguyễn Sỹ với quê hương đất nước.
5. Đóng góp khoa học của đề tài.
- Với sự nỗ lực cao nhất của tác giả, luận văn sẽ cung cấp cho độc giả bức tranh toàn cảnh về quá trình hình thành phát triển của dòng họ Nguyễn Sỹ ở Thanh Chương, giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về một dòng họ đ• có hơn 400 năm lịch sử với 15 đời con cháu. Qua đó giáo dục tư tưởng hướng về cội nguồn, phát huy những truyền thống quý báu của gia đình và dòng họ.
- Tìm hiểu một số nhân vật tiêu biểu của dòng họ Nguyễn Sỹ cùng một số sự kiện lịch sử mà chính sử còn bỏ sót hoặc còn sơ sài, nhất là Tráng tiết tướng quân Nguyễn Sỹ Xung và những công trạng hiển hách của ông.
- Hoàn thành đề tài nghiên cứu là đ• góp phần nhỏ làm giàu thêm nguồn tư liệu, phong phú hơn bộ sử địa phương.
Trong thời kỳ mới khi đất nước đang có những chuyển biến tốt đẹp trong công cuộc công nghịêp hóa, hiện đại hóa thì xu hướng tìm về nguồn cội, khơi dậy truyền thống dòng họ, truyền thống quê hương trở thành nhu cầu ngày càng lớn để giữ gìn bản sắc văn hóa dòng họ, văn hóa dân tộc. Đề tài đ• góp phần phát huy truyền thống tốt đẹp để xây dựng con người Việt Nam mới, xây dựng gia đình văn hóa, dòng họ văn hiến, làng văn hóa.
Đồng thời luận văn cũng góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dòng họ, văn hóa làng x•, góp phần xây dựng nước Việt Nam ngày càng phồn vinh thịnh vượng.
6. Bố cục của đề tài.
Luận văn được chia làm 3 chương ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, phần nội dung được chia như sau:
Chương 1: Thanh Chương mảnh đất an cư và phát triển của dòng họ Nguyễn Sỹ.
Chương 2: Những đóng góp của dòng họ Nguyễn Sỹ trong lịch sử dân tộc
Chương 3: Gia phong và truyền thống văn hóa của dòng họ Nguyễn Sỹ

Link download: http://www.mediafire.com/download.php?g08aeah3ce80vsg

Phí Nhận Password Download: 100.000 đồng

Mã tài liệu: 097
HƯỚNG DẪN ĐỘC GIẢ THANH TOÁN DOWNLOAD TÀI LIỆU


Email: Tailieudientu.net@gmail.com Hotline: 01682.188.300